Nguyễn Thị Bé Ba *

* Tác giả liên hệ (ntbba@ctu.edu.vn)

Abstract

Nowadays, human beings are approaching the intellectual economy with modern and high technology. However, they are facing big challenges, namely environmental pollution, climate change, and increasing decline in agricultural resources, especially land for food production. This brings about the need of assuring food security for each nation and the whole world. Nevertheless, before regional and national food security is assured, food security at household level must be strengthened. To provide a practical basis for ensuring household food security in the Mekong Delta, the questionnaire was used for data collection from 300 respondents. The results of descriptively statistical analysis, correlated to regression based on trends in income per household show that: At present, there still exists households in the regional granary who do not have enough income to get sufficient food supply. Therefore, in addition to the solutions concerning producing, it is essential to increase the income of households, and be assured that households producing food have their income not lower than the general level of the society so that food security at household level in the Mekong Delta will be sustainable.
Keywords: Food security at household, Mekong Delta, Income per household

Tóm tắt

Ngày nay, nhân loại đang tiến vào nền kinh tế tri thức với công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Tuy nhiên, loài người cũng đang đối diện với những thách thức to lớn, đó là ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, suy giảm nguồn tài nguyên đặc biệt là tài nguyên đất cho sản xuất lương thực,... Chính những điều đó đang đặt ra vấn đề cần đảm bảo an ninh lương thực cho từng quốc gia và trên toàn cầu. Tuy vậy, trước hết cần đảm bảo an ninh lương thực của từng hộ gia đình. Để cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đảm bảo an ninh lương thực cấp hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long, bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu với cỡ mẫu 300 đáp viên. Kết quả phân tích thống kê mô tả, kết hợp phân tích tương quan và hồi quy dựa trên xu thế biến động về dân số, thu nhập hộ gia đình cho thấy vẫn tồn tại hộ gia đình ở vựa lúa không đủ thu nhập để tiếp cận nguồn lương thực đầy đủ. Vì vậy, cần có giải pháp tăng thu nhập cho các hộ gia đình và đảm bảo  hộ gia đình sản xuất lương thực phải có thu nhập không thấp hơn mặt bằng chung của xã hội thì an ninh lương thực hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long mới vững chắc.
Từ khóa: An ninh lương thực cấp hộ gia đình, Đồng bằng sông Cửu Long, Thu nhập bình quân hộ gia đình

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2016. Cơ sở dữ liệu trồng trọt theo các thời kì 2011–2015, truy cập ngày 01/11/2016, tại địa chỉ: http://www.mard.gov.vn/Pages/statistic_csdl.aspx?TabId=thongke.

Nguyễn Quang Dong ,2008. Bài giảng Kinh tế lượng, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

Nguyễn Kim Hồng và Nguyễn Thị Bé Ba, 2011. An ninh lương thực vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 32: 3-15.

Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội. Trang 1-281

Tổng cục Thống kê, 2016. Điều tra mức sống hộ gia đình 2000-2014, truy cập: ngày 10/11/2016, tại địa chỉ: http://portal.thongke.gov.vn/KhodulieuMS/.

Tổng cục Thống kê, 2016. Niên giám thống kê 2015, truy cập ngày 01/10/2016, tại địa chỉ: http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemI.

Phạm Thị Sến, Mai Văn Thịnh, Trần Thế Tưởng, 2012, Nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu, Tài liệu tập huấn cho cán bộ nông nghiệp các tỉnh phía Bắc, truy cập 3/2017, địa chỉ: http://www.nomafsi.com.vn/vn/tai-lieu-nong-nghiep-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau.html

Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 2014. Tình hình dinh dưỡng Việt Nam 2009 - 2014, truy cập ngày 01/10/2016, tại địa chỉ: http://viendinhduong.vn/news/vi/826/218/0/a/thong-tin-dinh-duong-nam-2014.aspx