Phạm Thế Huệ *

* Tác giả liên hệ (huephamthe@yahoo.com)

Abstract

The experiment was implemented in order to assess the growth, performance and palatability of two grasses VA06 (Varisme 06) and Ghine TD58 (Panacum maximum TD 58) grown as feed for beef cattle in Ea Kar District, Dak Lak Province. The results showed that VA06 and Ghine TD58 well developed in Ea Ka district. VA06 potentially strong sprout buds were 24.45/dust, while the TD Guinea grass shoots were 10 buds/dust. VA06 grass height at 60 days of age reached 190 cm and, trunk diameter of 2.35 cm. While Ghine TD58 reached 0.96 cm at 60 days. The fresh yield of VA06 and Ghine TD58 was 515.2 and 360 tons /ha/year, and dry matter yield was 83.57 and 73.94 tons/ha year; and the crude protein yield was from 8.19 to 8.74 tons/ha/year, respectively. Beef cattle loves eating both two these grass varieties, edible ratio was high (from 96 to-100%) when grass was cut from 30 to 40 days.
Keywords: VA06, Ghine TD58, high yield, dry matter, crude protein

Tóm tắt

Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và độ ngon miệng của 2 giống cỏ VA06 và Ghine TD 58 trồng làm thức ăn cho bò thịt tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Kết quả thu được cho thấy cỏ VA06 và Ghine TD 58 phát triển tốt tại Ea Kar. Cỏ VA06 có khả năng đâm chồi mạnh đạt 24,45 chồi/bụi, trong khi đó cỏ Ghine TD đạt 10 chồi/bụi. Chiều cao của cỏ VA06 lúc 60 ngày tuổi đạt 190 cm, đường thân của VA06 đạt 2,35 cm, đối với cỏ Ghine TD 58 đường kính gốc đạt 0,96 cm.Cỏ VA06 và Ghine TD58 có năng suất chất xanh cao đạt tương ứng là 515,2 và 360 tấn/ha/năm, năng suất chất khô đạt 83,57 và 73,94 tấn/ha/năm. Năng suất protein đạt 8,19 – 8,74 tấn/ha/năm. Bò thịt rất ưa thích ăn hai loại cỏ này, tỷ lệ ăn được rất cao đạt 96,33% - 100% khi cắt cỏ ở 30 – 40 ngày tuổi.
Từ khóa: Chất khô, Ghine TD58, năng suất, protein thô, VA06

Article Details

Tài liệu tham khảo

Lê Hòa Bình, Nguyễn Ngọc Hà, Hoàng Mạnh Khải, Ngô Đình Trung, 1992. Khảo sát năng suất cây thức ăn mới ở một số vùng và ứng dụng trong hộ chăn nuôi. Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi – Viện Chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, trang 121 – 128.

Lê Văn Căn, 1978. “Giáo trình nông hóa và thổ nhưỡng" Nhà xuất bản Giáo dục năm 1978 tr 78-80.

Mai Hoàng Đạt, 2009. Đánh giá về thành phần loài, năng suất, chất lượng của tập đoàn cây thức ăn gia súc, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Luận văn Thạc sĩ Sinh học, 2009. Trường Đại học Thái Nguyên.

Lê Hoa, 2007. Khảo sát giá trị của giống cỏ voi, Ghine và một số yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng hạt cỏ Ghine tại tỉnh Đăk Lăk. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp 2007. Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

Trương Tấn Khanh, 2003. “Đánh giá hiện trạng đồng cỏ tự nhiên và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện nguồn thức ăn xanh cho gia súc tại M’Đrăk”. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, 2003- Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

Trương Tấn Khanh, 1997. Nghiên cứu khảo nghiệm tập đoàn giống cây thức ăn gia súc nhiệt đới tại vùng M’Drăk, tỉnh Đăk Lăk. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

Trương Tấn Khanh, 1999. Nghiên cứu khảo nghiệm tập đoàn giống cây thức ăn gia súc nhiệt đới tại M’Drac và phát triển và các giống thích nghi trong sản xuất nông hộ. Báo cáo khoa học - Viện Chăn nuôi. Trang 144-156.

Trương La, Đậu Thế Năm và Châu Minh Long, 2003. Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt dưới tán rừng trong các nông hộ tại huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk. Kết quả nghiên cứu khoa học 2002 – 2003. Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

Trương La, 2010. Sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp để vỗ béo bò thịt tại Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk. Luận án tiến sĩ nông nghiệp 2010. Viện Chăn nuôi.

Trương La, 2011. Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển nuôi bò cho đồng bào dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng, 2006. Giáo trình phương pháp thí nghiệm, NXB Nông nghiệp.

Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Văn Quang, Hoàng Đình Hiếu và ctv., 2012. Nghiên cứu phát triển nguồn thức ăn chăn nuôi (thô xanh, phụ phẩm nông nghiệp) có năng suất, chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái Việt Nam. Báo cáo đề tài - Viện Chăn nuôi.

Milford, R. and Minson, D.J., 1966. Intake of tropical pasture species. Proceedings of the XI International Grassland Congress, Brazil, 1964. pp: 814-822.

Trần Trang Nhung, 2002.“Các loại phân bón”, Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc. Trường ĐH Nông- Lâm Thái Nguyên 2002, tr 27-36.

Phan Thị Phần, Hoàng Thị Lảng, Đào Đức Biên, Lê Hòa Bình, Lê Trọng Lạp, Lê Xuân Đông, 2005. Nghiên cứu xây dựng quy trình và thử nghiệm thâm canh sản xuất hạt giống cỏ Ghinê tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Báo cáo khoa học - Viện Chăn nuôi. Trang 199-209.

Phan Thị Phần, Lê Hòa Bình, lê Văn Chung, Dương Quốc Dũng, Nguyễn Ngọc Hà, Hoàng Thị Lảng, Lê Văn Ngọc và Nguyễn Văn Quang ,1999. Tính năng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất chất xanh và hạt cỏ Ghinê TD 58. Báo cáo khoa học - Viện Chăn nuôi. Trang 226-236.

Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Lợi, Đặng Đình Hanh, 2001. Đánh giá khả năng sản xuất chất xanh và tỷ lệ sử dụng của gia súc đối với cỏ trồng ở nông hộ khu vực trung du và miền núi. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999 – 2000 . Phần thức ăn và dinh dưỡng. TP HCM 10 – 12 tháng 4 năm 2001. Trang 102 – 109.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk, 2015. Báo cáo tổng kết năm sản xuất nông nghiệp 2015.

Bùi Quang Tuấn, 2005. Ảnh hưởng của tuổi thu hoạch đến năng suất và chất lượng thức ăn của cỏ Voi (Pennisetum perpureum), cỏ Ghine (Panicum maximum) trồng tại Đan Phượng, Hà Tây. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, 3; 202 – 206)

Trịnh Công Tư, 2005. Cơ cấu và đặc điểm một số nhóm đất chính ở Đăk Lăk, Tài liệu tập huấn kỹ thuật trồng cà phê tại Trung tâm khuyến nông Đăk Lăk, năm 2005.