Trần Ngọc Hải * Lê Quốc Việt

* Tác giả liên hệ (tnhai@ctu.edu.vn)

Abstract

Research on application biofloc technology at different stocking densities in nursery of black tiger shrimp postlarvae (PL) was carried out in order to improve growth and survival of black tiger shrimp. The experiment included four density treatments: (i) 1,000 PL/m3, (ii) 2,000 PL/m3, (iii) 3,000 PL/m3 and (iv) 4,000 PL/m3. The treatments were set-up randomly and each treatment was triplicated. Biofloc was set at C:N = 15:1 and rice flour was used to supply the carbohydrate source. Experimental tanks were 100 liters and salinity was maintained at 15 ‰. The initial shrimp length was 1.23 cm (body weight 0.02 g/PL). After 28 days of rearing, shrimp growth in weight was significant difference among treatments (p<0.05). The survival rate of PL stocked at 1,000 (85.7%) and 2,000 PL/m3 (76.8%) presented significantly higher compared to two other treatments. However, number of postlarvae in treatment at density of 2,000 PL/m3 (1,537 PL/m3) was significantly higher than treatment 1,000 PL/m3 (857 PL/m3). Results showed that nursing black tiger shrimp under application biofloc technology at stocking density of 2,000 PL/m3 showed the best results.
Keywords: Black tiger shrimp, density, biofloc

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định mật độ ương thích hợp cho sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú giống áp dụng công nghệ biofoc. Thí nghiệm  gồm 4 nghiệm thức mật độ: (i) 1.000 con/m3; (ii) 2.000 con/m3; (iii) 3.000 con/m3 và (iv) 4.000 con/m3. Các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tôm được ương theo công nghệ biofloc (C:N = 15:1 và sử dụng bột gạo để bổ sung nguồn carbohydrate). Bể ương có thể tích 100 L và độ mặn được duy trì ở mức 15 ‰. Tôm thí nghiệm có chiều dài ban đầu 1,23 cm (tương đương 0,02 g/con). Sau 28 ngày ương, tốc độ tăng trưởng của tôm về khối lượng ở các nghiệm thức sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Khi ương ở mật độ ương 1.000 và 2.000 PL/m3 tôm đạt tỷ lệ sống tương ứng là 85,7% và 76.8% cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với 2 nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên, số lượng tôm giống thu được ở mật độ ương 2.000 con/m3 (1.537 con/m3) nhiều hơn và khác biệt có ý nghĩa so với mật độ ương 1.000 con/m3 (857 con/m3). Kết quả cho thấy, ương giống tôm sú theo công nghệ biofloc ở mật độ 2.000 con/m3 đạt kết quả tốt nhất.
Từ khóa: Tôm sú, mật độ, biofloc

Article Details

Tài liệu tham khảo

Avnimelech, Y., 2006. Bio-filters: the need for an new comprehensive approach. Aquaculture Engineering 34:, 172-178.

Boyd, C.E. and Tucker, C.S., 1998. Pond Aquaculture Water Quality Mannagement. Kluwer Academic Publishing, Boston, MA, USA. 700pp.

Chanratchakool, P., 1995. White patch disease of black tiger shrimp ( Penaeus monodon). AAHRI Newsletter. 4, 3.

Chanratchakool, P., 2003. Problem in Penaeus monodon culture in low salinity areas Aquaculture Asia, January-March 2003 (Vol. VIII No.1): 54-55

Châu Tài Tảo, và Trần Ngọc Hải. 2015. Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ương giống theo công nghệ Bio-floc. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 37, trang 65-71.

Chen, J, C and T, S, Chin, 1998. Accute oxicty of nitrite to tiger praw, Penaeus monodon, larvae, Aquaculture 69: 253-262.

Nguyễn Văn Thắng, 2014. Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ giống ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn cao học, ngành Nuôi trồng thủy sản – Đại học Cần Thơ. 62 trang.

Tạ Văn Phương, Nguyễn Văn Bá, Nguyễn Văn Hòa, 2014a. Nghiên cứu nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc với mật độ và độ mặn khác nhau. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, chuyên đề Thủy sản, 2014(2): 44-53.

Tạ Văn Phương, Nguyễn Văn Bá, Nguyễn Văn Hòa, 2014b. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân và phương pháp bổ sung bột gạo lên năng suất tôm thể chân trắng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, chuyên đề Thủy sản, 2014(2): 54-64

Tạ Văn Phương. 2014. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi tôm sú. Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường. Trường Đại học Tây Đô. 57 trang.

Tổng cục Thủy sản. 2014. Tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015.

Vũ Thế Trụ. 2001. Thiết lập và điều hành trại sản xuất tôm giống tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 105 trang.

Wyk, P.V., Samocha, T.M., A.D., David, A.L. Lawrence, C.R. Collins, 2001. Intensive and super – intensive production of the Pacific White leg (Litopenaeus vannamei) in greenhouse – enclose raceway system. In Book of abstracts, Aquaculture 2001, Lake Buena Visa, L, 573P.