Lê Thị Phương Mai * , Dương Văn Ni , Trần Ngọc Hải , Võ Nam Sơn Đỗ Thị Thanh Hương

* Tác giả liên hệ (ltpmai@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was conducted with 2 components including (i) Study on the effects of sallinities on the growth and survival rate of snakeskin gouramy fish (Trichogaster pectogalis) and (ii) Evaluation of the current status of snakeskin gouramy culture and adaption to climate change, especially. For the first study, the experiment was conducted in tank with 6 treatments at water salinities of 0, 3, 6, 9, 12 and 15 ‰. The results showed that fish growth were hightest at salinity of 9 ‰(6.15 g in BW; 7.67 cm in BL) and survival rate was highest at salinities 3 ‰(92.2%) which is significantly different (p
Keywords: Snakeskin gourami, salinity intrusion, climate change

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với 2 nội dung là (i) thí nghiệm đánh giá khả năng tăng trưởng của cá giống sặc rằn (Trichogaster pectogalis) khi nuôi ở các độ mặn khác nhau và (ii) khảo sát hiện trạng nuôi cùng với khả năng thích ứng của người nuôi cá trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đối với nội dung thứ nhất, thí nghiệm được tiến hành trên bể với 6 nghiệm thức có độ mặn là 0, 3, 6, 9, 12 và 15 ‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá sặc rằn tăng trưởng tốt nhất ở độ mặn 9 ‰(đạt 6,15 g/con và 7,67cm/con) nhưng tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất ở độ mặn 3 ‰(92,2%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với độ mặn 6 và 9 ‰(55,6% và 12,1%). Nội dung thứ hai là khảo sát hiện trạng nuôi cá và ý kiến của người nuôi về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nói chung và xâm nhập mặn nói riêng lên nghề nuôi được tiến hành tại tỉnh Hậu Giang và Bạc Liêu với 32 hộ bằng phiếu câu hỏi soạn sẵn. Kết quả cho thấy, năng suất cá nuôi trung bình 8,71 tấn/ha/vụ, lợi nhuận trung bình 43,1 triệu đ/ha/vụ/. Có 84 – 90% số hộ  nuôi đã nhận biết được sự thay đổi của khí hậu và 59 – 84% người nuôi nhận định lượng mưa lớn và sự thay đổi của nhiệt độ đã tác động đến mô hình nuôi. Kết quả khảo sát cũng cho thấy 94% số hộ cho rằng chưa bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn trong thời gian qua. Tuy nhiên, đối với khả năng bị xâm nhập mặn trong thời gian tới, có trên 42% số hộ vẫn nuôi cá bình thường khi độ mặn nhỏ hơn 5 ‰, khi độ mặn lớn hơn 5 ‰ có trên 75% nông hộ không đề xuất được giải pháp ứng phó.
Từ khóa: cá sặc rằn, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu

Article Details

Tài liệu tham khảo

Boeuf, G. and P. Payan., 2000. How should salinity influence fish growth? Comparative Biochemistry and Physiology, Part C. Toxicology and Phamacology, 130:411 – 423.

Boyd. E Claude, 1998. Water quality for pond aquaculture. International Center for Aquaculture and Aquatic Environments Alabama Agriculture Experiment Station Auburn University.

Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn, Lam Mỹ Lan, 2014. Giáo trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 211 trang.

Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Văn Tư, 2010. Một số vấn đề về sinh lý cá và giáp xác. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 152 trang.

Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Kim Hà, Trần Viết Toàn, 2013. Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên sự điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của cá rô đồng (Anabas testudineus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 26: 55 – 65.

Đỗ Thị Thanh Hương và Ngô Tú Trinh, 2013. Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của cá lóc (Channa striata). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Trang 247 – 254.

Huỳnh Hiếu Lộc, Đỗ Thị Thanh Hương, 2010. Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu, ion và tăng trưởng của cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus). Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 14b:117-126.

Huỳnh Hiếu Lộc, 2009. Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên một số chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và tỉ lệ sống cá Bống Tượng (Oxyeleotris marmoratus) giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp cao học. Trường Đại Học Cần Thơ. 124 trang.

Lâm Trường Ân, 2010. Đánh giá nhận thức và khả năng ứng phó của người nuôi cá tra (pangasianodon hypophalmus Sauvage 1878) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Như Xuân, Dương Nhựt Long, Từ Thanh Dung, Nguyễn Văn Kiểm, Phạm Minh Thành, Bùi Minh Tâm, 2000. Sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài cá nước ngọt. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường An Giang.182 trang.

Lê Phú Khởi, 2010. Ảnh hưởng của độ mặn, pH đến sự phát triển phôi và cá bột rô đồng (Anabas testudineus). Luận văn tốt nghiệp cao học. Chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2006. Nước nuôi thuỷ sản-chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.

Monre, 2009. Climate change, sea level rise scenarios for Viet nam, Ministry of Natural Resources and Environment, Hanoi, Vietnam. 34 p.

Nielsen. D.L, M. A. Brock, G. N. Rees and D. S. Baldwin. Effects of increasing salinity on freshwater ecosystems in Australia. Australian Journal of Botany. 51. 655 – 665.

Nguyễn Hương Thùy, 2010. Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên sự điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của lươn đồng giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 68 trang.

Nguyễn Thị Ngọc Hà, 2009. Khảo sát hiện trạng và thực nghiệm nuôi chuyên canh cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1910). Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 44 trang.

Sam, L. 2006. Results of study on salinity intrusion for socio-economic development in the Mekong Delta. Results of Science and Technology. Agriculture Press: 104-112

Trần Nguyễn Thái Quyên, 2011. Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển phôi và điều hòa áp suất thẩm thấu của cá tra giai đoạn cá bột và hương. Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

Trang Văn Phước, 2010. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn khác nhau tới sự tăng trưởng và điều hòa áp suất thẩm thấu cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1910). Luận văn cao học. Đại học Cần Thơ.

Trần Viết Toàn, 2012. Ảnh của các độ mặn khác nhau lên sự điều hòa ấp suất thẩm thấu và tăng trưởng của cá rô đồng (Anabas testudineus). Luận văn tốt nghiệp cao học. Trường Đại học Cần Thơ.

World Bank. 2008. Vietnam Mekong Delta Water Resources Project Implementation Completion And Results Report.