Lê Thị Phương Mai * , Dương Văn Ni , Trần Ngọc Hải Võ Nam Sơn

* Tác giả liên hệ (ltpmai@ctu.edu.vn)

Abstract

The study aims to assess awareness, influence and solution of the farmer in the rice - shrimp model due to the impact of climate change by interviews 99 farmers in Soc Trang (My Xuyen: 32), Bac Lieu (Phuoc Long: 34) and Ca Mau (Tran Van Thoi: 33) provinces. The information was collected such as of production efficiencies, the solutions of adopted in the past and the future due to the climate change such as the change of rainy season, rainfall, temperature, salinity and water levels of tide. The results show that the rice – shrimp system had an average of 0.4 ton/ha/crop shrimp yield resulted in 24.2 million VND/ha/crop net income with the ratio of net-loss as 9.1%; and an average of 5.2 ton/ha/crop rice yield resulted in 16.5 million VND/ha/crop net income with the ratio of net-loss as 8.1%. Almost farmers (90%) had awareness of climate change and impact of that in the past and future. The farmers selected solution of scientific techniques applying (70.1 – 95.5%) more than the others (p<0.05) to deal with the changes of rainy season, rainfall, low and high temperature, low and high salinity and low tide. The solution of the change of rainy season, applying solution of scientific techniques had an average net income of shrimp 24.6 – 27.9 million VND/ha/crop and rice net income 17.3 – 18.0 Million VND/ha/crop higher than the shifting of cropping calendar had an average net income of shrimp 12.2 – 22.7 million VND/ha/crop and rice net income 13.9 – 17.3 Million VND/ha/crop (p<0.05). The solution of the low salinity issue, the shifting of cropping calendar had an average of shrimp 0.5 ton/ha/crop, 52.5 million VND/ha/crop net income higher than the others (p<0.05).
Keywords: hrimp, yield, cost-benefit, climate change, solution

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá nhận thức, ảnh hưởng và giải pháp của người nuôi tôm trong mô hình tôm - lúa luân canh do tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 99 hộ nuôi tôm sú – lúa tại các vùng trọng điểm nuôi tôm lúa ở tỉnh Sóc Trăng (huyện Mỹ Xuyên; 32 hộ), Bạc Liêu (huyện Phước Long; 34 hộ) và Cà Mau (huyện Trần Văn Thời; 33 hộ). Các thông tin được thu thập là hiệu quả sản xuất, các giải pháp ứng phó của người nuôi trong thời gian qua và thời gian tới do sự thay đổi của các yếu tố như mùa mưa, lượng mưa, nhiệt độ, độ mặn và mực nước thủy triều. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất tôm nuôi trung bình là 0,35 tấn/ha/vụ, lợi nhuận trung bình 24,2 trđ./ha/vụ với tỷ lệ thua lỗ trung bình 9,1%. Năng suất lúa trung bình là 5,2 tấn/ha/vụ, lợi nhuận trung bình 16,5 trđ./ha/vụ với tỷ lệ thua lỗ trung bình (8,1%). Hầu hết (90%) nông dân nhận thức được sự thay đổi và tác động của thời tiết trong thời gian qua và thời gian tới. Giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật được người nuôi lựa chọn (70,1 – 95,5%) để giải quyết các vấn đề khó khăn nhiều hơn so với các giải pháp khác (p<0,05). Khi mùa mưa thay đổi, nhóm chọn giải pháp khoa học kỹ thuật có lợi nhuận của tôm dao động từ 24,6 - 27,9 trđ./ha/vụ và lúa 17,3 - 18,0 trđ./ha/vụ cao hơn nhóm lựa chọn giải pháp thay đổi lịch thời vụ có lợi nhuận của tôm 12,2 – 22,7 trđ./ha/vụ và lúa 13,9 - 17,3 trđ./ha/vụ (p<0,05). Khi độ mặn thấp, nhóm lựa chọn giải pháp thay đổi lịch thời vụ có năng suất (0,5 tấn/ha/vụ) và lợi nhuận (52,5 trđ./ha/vụ) của tôm cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các nhóm còn lại (p<0,05).
Từ khóa: Tôm - lúa, Năng suất, Lợi nhuận, Biến đổi khí hậu, Giải pháp

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ NN và PTNT, 2004. Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông – lâm – thủy sản vùng ĐBSCL đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. http://vukehoach.mard.gov.vn/Default.aspx?baocaoquyhoach

Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, 2011. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. 112 trang.

Lê Cảnh Dũng, 2012. Tác động của trồng lúa đến nuôi tôm từ các chỉ số kinh tế trong hệ thống lúa – tôm vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (20a, p69 – p77).

Lê Huy Bá, Thái Vũ Bình, 2001 . Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long Diễn đàn bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long (http://geo.hcmunre.edu.vn/data/file/BDKH/Giai%20phap%20thich%20ung%20voi%20BDKH%20tai%20DBSCL.pdf).

Lê Sâm. Báo cáo giám sát mặn Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.

Mekong River Commission (MRC), 2005. Overview of the Hydrology of the Mekong Basin. Mekong River Commission, Vientiane. http://www.mekonginfo.org/assets/midocs/0001968-inland-waters-overview-of-the-hydrology-of-the-mekong-basin.pdf .

Nguyễn Ru Be, 2012. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật chủ yếu của các mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ. 120 trang.

Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Dương Nhựt Long và Võ Nam Sơn, 2012. Giáo trình Nuôi trồng Thủy sản. NXB Đại học Cần Thơ. 152 trang.

Nguyễn Thị Kim Lan, Bùi Lai, 2006. Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của mưa axit lên tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (2006). 20 – 24.

Phan Minh Tiển, Trương Hoàng Minh. 2010. Tác động của thay đổi thời tiết và xâm nhập mặn đến mô hình tôm sú lúa luân canh vùng ven biển tình Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (2010) Cần Thơ: Trường Đại học Cần Thơ. 14b 394 - 406

Tổng cục thống kê, 2010. Niên giám Thống kê 2010, NXB Thống kê Hà Nội.

Trần Quốc Đạt, Nguyễn Hiếu Trung, Kanchit Likitdecharote, 2012. Mô phỏng xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động mực nước biển dâng và sự suy giảm lưu lượng từ thượng nguồn. In: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (2012) Cần Thơ: Trường Đại học Cần Thơ. 141-150.

Trương Hoàng Minh, Trần Hoàng Tuân và Trần Trọng Tân, 2013. So sánh hiệu quả sản xuất của hai mô hình tôm sú lúa luân canh truyền thống và cải tiến ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. p143 – p150.

Tuan, L. A., Hoanh, C. T., Miller, F., and Sinh, B. T, 2007. Flood and Salinity Management in the Mekong Delta, Vietnam. Challenges to sustainable development in the Mekong Delta: Regional and national policy issues and research needs: Literature analysis. Bangkok, Thailand: The Sustainable Mekong Research Network (Sumernet): 15-68

Tuan, L. A, Suppakorn Chinvanno, 2009. Chimate change in the Mekong River Delta and key concerns on future chimate threats. Paper submitted to DRAGON Asia Summit, Seam Riep, Cambodia.

UNFCCC, 2003. Vietnam Initial National Communication. http://unfccc.int/resource/docs/natc/vnmnc01.pdf

Võ Nam Sơn, Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Lê Xuân Sinh, Lê Quốc Việt, Lý Văn Khánh, Nguyễn Minh Hậu, Huỳnh Hàn Châu, Nguyễn Văn Bé, 2009. Nghiên cứu nuôi tôm “rải vụ” ở Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo kết thúc đề tài khoa học cấp bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.